Lượt truy cập: 66016

Kiến thức nhiệt luyện kim loại và lựa chọn dầu nhiệt luyện

Tôi thép là một phần không thể thiếu đối với những chi tiết cần tăng khả năng chống mài mòn, độ bền cao chịu tải lớn như là bánh răng, bánh xích, trục hộp số, thanh truyền. Để cho ra sản phẩm sau khi tôi được tốt nhất cần phải có chất lượng thép phải tốt.


Tìm hiểu về quá trình nhiệt luyện thép

Tôi thép là một phần không thể thiếu đối với những chi tiết cần tăng khả năng chống mài mòn, độ bền cao chịu tải lớn như là bánh răng, bánh xích, trục hộp số, thanh truyền.  Để cho ra sản phẩm sau khi tôi được tốt nhất cần phải có chất lượng thép phải tốt. Tức là thép phải có hàm lượng cacbon từ 0,15-0,65%, vì khi hàm lượng cacbon quá thấp sản phẩm sau tôi sẽ có độ cứng thấp và hiệu quả tăng bền không đáng kể; ngược lại, khi hàm lượng cabon quá cao, thép sau tôi sẽ bị giòn. Ngoài ra tôi thép phải tuân theo một qui trình nghiêm ngặt như chọn nhiệt độ – thời gian tôi, tốc độ tới hạn và độ thấm tôi, môi trường tôi…

    Nhưng bên cạnh những ưu điểm trên, tôi có khuyết điểm đó là cứng, giòn, ứng suất bên trong lớn. Do vậy những nhà sản xuất thường sau khi tôi được qua một bước nữa đó là ram. Ram thép làm giảm ứng suất, điều chỉnh cơ tính cho phù hợp với môi trường làm việc.

Vậy quá trình tôi thép là gì:

 Tôi thép là quá trình nhiệt luyện xử lý nhiệt gồm nung nóng hợp kim lên tới nhiệt độ có trạng thái pha nhất định, giữ nhiệt rồi làm nguội đủ nhanh để quá trình khuếch tán không kịp xảy ra, kết quả của tôi nhận được một tổ chức không cân bằng.

 Tôi là dạng nhiệt luyện rất thông dụng cho các hợp kim có chuyển biến thù hình khi nung nóng và làm nguội hoặc có sự thay đổi độ hoà tan của các nguyên tố ở trạng thái rắn.

Trong ngành luyện kim, sự tôi sẽ làm tăng rất nhiều độ cứng của thép bởi matstenit khi làm nguội nhanh thép khi đang ở trạng thái cùng tích, nhiệt độ mà ở đó auxtenit không ổn định. Trong thép hợp kim với niken và mangan thì điểm cùng tích sẽ thấp đáng kể, nhưng lại cản trở việc chuyển pha về trạng thái tương tự. Nếu việc tôi được thực hiện ở nhiệt độ thấp sẽ rất dễ dàng ứng dụng vào thực tế. Thép gió thường được bổ sung thêm volfram, nhằm cản trở quá trình chuyển pha và làm sai lệch tốc độ làm nguội của vật liệu và tăng thêm rất nhiều tính tôi của thép gió. Thậm chí cả khi làm nguội thép trong không khí cũng tạo được một hiệu quả tốt.

Các Phương pháp luyện thép cơ bản:

1. Phương pháp Ủ

2. Phương pháp Thường hóa

3. Phương pháp Tôi

4. Phương pháp Ram

A. Ủ thép :  là phương pháp nung nóng + giữ nhiệt + nguội chậm cùng lò => nhận được một tổ chức hạt cân bằng => Độ cứng thấp + độ dẽo cao

*.Vì sao cần dùng phương pháp ủ ?
+ Giảm độ cứng để dễ gia công cắt gọt
+ Tăng độ dẽo , dễ gia công biến dạng, cán, kéo,…
+ Khử bỏ ứng suất bên trong sinh ra trong quá trình gia công
+ Làm đồng đều thành phần hóa học
+ Làm nhỏ hạt
B. Thường hóa thép :

Nung nóng + giữ nhiệt + nguội trong không khí tĩnh => nhận được tổ chức hạt gần ổn định, độ cứng thấp ( Cao hơn Ủ )
*Vì sao cần dùng phương pháp thường hóa ?
+ Đạt độ cứng thích hợp cho gia công cắt gọt
+ làm nhỏ hạt xementic trước khi quá trình nhiệt luyện kết thúc
+ làm giảm mắt lưới trong thép sau cùng tích

C. Tôi thép : Nung nóng + giữ nhiệt + Nguội nhanh => nhận được tổ chức hạt không ổn định với độ cứng cao
* Vì sao phải tôi thép ?
+ Nâng cao độ cứng và tính chóng mài mòn cho chi tiết

+ Nâng cao độ bền vật liệu và sức chịu tải của chi tiết.

D. Ram thép : là phương pháp nung nóng thép đã qua tôi dưới các nhiệt độ tới hạn (AC1)+ giữ nhiệt độ ở một thời gian + làm nguội
Vì sao phải dùng ram thép ?
+ làm giảm hoặc làm mất các ứng suất dư sau khi tôi mà vẫn đáp ứng được điều kiện làm việc lâu dài mà vẫn duy trì cơ tính của vật liệu.

 

Để chọn được loại dầu nhiệt luyện tối ưu, xin khách hàng vui lòng liên hệ:                        

Hotline    : 0848 339 739 

Email: cskh@pslube.com

Website: www.pslube.com